Site icon Vay tiền nhanh

Lãi suất cho vay ngân hàng mới nhất hiện nay [05/2023]

1. Lãi suất vay ngân hàng hiện nay của các ngân hàng lớn nhất.

Nhìn chung, mức lãi suất vay ngân hàng hiện đang có xu hướng giảm nhằm tích cực góp phần hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Tính từ đầu năm, Ngân hàng Nhà Nước tổng cộng đã có 2 đợt giảm lãi suất điều hành.

Điều này trực tiếp góp phần khiến lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các ngân hàng giảm theo. Cụ thể, nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước có mức giảm sâu, từ 1 – 1.15% cho lãi suất huy động và giảm 1.5 – 2% cho mức lãi suất cho vay. Các ngân hàng còn lại đều có mức giảm bình quân từ 0.5 – 0.65%. Việc giảm lãi suất ngân hàng giúp khuyến khích người dân rút tiền từ ngân hàng và mang trở lại lưu thông.

Và sau đây là bảng lãi suất vay ngân hàng thế chấp và tín chấp của các ngân hàng lớn nhất Việt Nam:

1.1 Lãi suất vay thế chấp các ngân hàng lớn nhất Việt Nam đầu năm 2023

(Bảng lãi suất dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, khách hàng liên hệ trực tiếp đến ngân hàng để biết thêm chi tiết)

 

Bảng lãi suất vay thế chấp ngân hàng tháng 05/2023 

 

Ngân hàng Lãi suất vay thế chấp (%/năm) Hạn mức

(giá trị TSĐB)

Kỳ hạn
VPBank Từ 10.6 75% 10 năm
TPBank Từ 6.4 95% 20 năm
Vietcombank Từ 7.7 70% 10 năm
Vietinbank Từ 7 70 – 100% 20 năm
Techcombank Từ 7.49 95% 8 năm
BIDV Từ 11 80% 7 năm
MBBank Từ 7.9 90% 15 năm
ACB Từ 9.0 75% 10 năm
Sacombank Từ 8.5 100% 20 năm
VIB Từ 8.3 70% 15 năm

 

1.2 Lãi suất vay tín chấp ngân hàng nào dễ nhất?

(Bảng lãi suất dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, khách hàng liên hệ trực tiếp đến ngân hàng để biết thêm chi tiết)

 

Bảng lãi suất vay tín chấp ngân hàng tháng 05/2023

 

Ngân hàng Lãi suất vay thế chấp (%/năm) Hạn mức tối đa
VPBank Từ 16 400 triệu
Agribank Từ 10 300 triệu
Vietcombank Từ 15 1 tỷ
Vietinbank Từ 9.6 300 triệu
Techcombank Từ 13.78 300 triệu
BIDV Từ 13.5 500 triệu
MBBank Từ 12.5 500 triệu
ACB Từ 17.9 500 triệu
Sacombank Từ 9.6 400 triệu
HD Bank Từ 24 500 triệu
TP Bank Từ 10.8 300 triệu
VIB Từ 17 600 triệu
SHB Từ 15 400 triệu
MSB Từ 9.6 1 tỷ
OCB Từ 21 500 triệu

 

(Nguồn: Tổng hợp internet)

 

1.2 Lãi suất vay mua nhà các ngân hàng hiện nay

Hiện nay, mức lãi suất vay mua nhà đang có xu hướng giảm chung với mức lãi suất của các sản phẩm vay khác. Ngân hàng MSB hiện đang là đơn vị có mức lãi suất vay mua nhà thấp nhất, với chỉ 4,99%/năm. Tuy nhiên. mức lãi suất này chỉ có tác dụng trong 3 tháng đầu tiên, với thời hạn vay trên 24 tháng.

(Bảng lãi suất dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, khách hàng liên hệ trực tiếp đến ngân hàng để biết thêm chi tiết)

Bảng lãi suất vay mua nhà các ngân hàng, được cập nhật 05/2023

Ngân hàng Lãi suất ưu đãi (%/năm) Tỷ lệ cho vay tối đa (%) Kỳ hạn vay tối đa (năm) Biên độ (%) Phí trả nợ trước hạn (%)
VPBank 12.5 70 25 3.0 4.0
VIB 12.0 90 30 3.9 2.5
BIDV 11.5 100 30 4.5 1.0
Hong Leong Bank 10.7 80 25 1.5 3.0
Techcombank 10.59 70 35 3.0 0.5 – 1.0
Vietinbank 10.5 80 20 3.5 2.0
Vietcombank 10.2 70 20 3.5 1.0
Standard Chartered 10.0 75 25 3.0 – 5.0 0.0 – 2.0
Eximbank 8.5 – 10 70 20 3.5 2.0
Sacombank 8.99 100 30 3.5 2.0 – 5.0
TPBank 8.0 90 30 4.0 3.0
Shinhan Bank 7.99 70 30 3.9 3.0
Standard Chartered 10 75 25 3.0 – 5.0 2.0
OCB 8.49 100 30 4.4 3.0 – 5.0
MSB 4.99 90 35 3.5 3.0

(Nguồn: Báo Lao Động)

2. Lãi suất vay ngân hàng là gì?

Lãi suất vay ngân hàng là số tiền lãi bạn cần phải đóng thêm hàng năm so với số tiền bạn đã vay, được tính bằng tỷ lệ phần trăm so với số tiền trong vốn vay. Mức lãi suất của từng ngân hàng là khác nhau, tùy thuộc vào các chính sách và kế hoạch của ngân hàng, tuy nhiên vẫn phải tuân theo quy định của ngân hàng nhà nước.

Hiện nay, mức lãi suất vay tại các ngân hàng thương mại (NHTM) thường lên đến 45% một năm, tùy thuộc vào từng ngân hàng, ưu đãi, hình thức vay, tính chất khách hàng hoặc cách tính lãi suất. Cụ thể vay tín chấp có lãi suất cao hơn so với vay thế chấp, từ 16 – 45%/năm; vay thế chấp có lãi suất thấp hơn, từ 8 – 12%/năm.

 

2.1. Lãi suất vay thế chấp

Vay thế chấp là hình thức vay vốn nhưng có tài sản đảm bảo. Khác với vay tín chấp, vay thế chấp thường sẽ có mức lãi suất vay thế chấp thấp hơn. Hạn mức cho phép khi vay thế chấp khá cao nên khách hàng thường ưa chuộng những sản phẩm vay thế chấp gồm vay mua xe, mua nhà, kinh doanh…

Thông thường, lãi suất vay thế chấp sẽ cố định trong thời gian đầu, thời gian và mức ưu đãi cụ thể sẽ tuỳ vào từng ngân hàng. Sau thời gian đầu cố định, mức lãi suất vay thế chấp sẽ được thả nổi theo lãi suất của thị trường.

 

2.2. Lãi suất vay tín chấp

Vay tín chấp là hình thức vay từ ngân hàng nhưng không có tài sản đảm bảo thế chấp. Chính vì vậy, mức lãi suất vay tín chấp sẽ cao hơn để bù vào phần rủi ro. Lãi suất vay tín chấp sẽ được tính tuỳ vào gói vay, tuy nhiên thường sẽ giữ ở mức cố định trong suốt khoảng thời gian vay vốn và sẽ giảm dần tính theo dư nợ.

 

2.3. So sánh vay tín chấp và vay thế chấp

Vay tín chấp và vay thế chấp đều là hình thức cho vay của ngân hàng. Khi hiểu rõ về vay tín chấp và vay thế chấp, bạn sẽ dễ dàng đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho mình. Dưới đây là bảng so sánh giữa Vay tín chấp và Vay thế chấp.

 

Cho vay tín chấp Cho vay thế chấp
Bản chất + Là hình thức cho vay không bảo đảm bằng tài sản

+ Cho vay dựa trên sự đánh giá sự uy tín từ khách hàng

+ Là hình thức cho vay có tài sản bảo đảm

+ Cho vay căn cứ vào giá trị tài sản thế chấp

Tài sản bảo đảm Không cần Theo quy định từng ngân hàng: Nhà, đất, ô tô,…
Số tiền cho vay Số tiền vay được nhỏ Số tiền vay được lớn (thường thì tùy thuộc vào giá trị của tài sản bảo đảm, đánh giả khả năng trả nợ)
Thủ tục vay Đơn giản, nhanh chóng, có thể vay trong ngày

Hồ sơ cần chuẩn bị vay vốn đơn giản, bao gồm: đơn đề nghị vay, CMND/ Hộ chiếu, hộ khẩu, hợp đồng lao động/ bảng lương. Một số giấy tờ khác có chức năng tương tự cũng có thể được sử dụng, ví dụ như sao kê lương, quyết định bổ nhiệm, quyết định thăng chức,..

Thường phức tạp, thời gian xử lý hồ sơ lâu do phải xác minh các điều kiện vay và xử lý thủ tục liên quan tài sản bảo đảm.

Hồ sơ chuẩn bị vay vốn nhiều, bao gồm: Hồ sơ cá nhân (CMND/Hộ Khẩu/..), Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn, Giấy tờ chứng minh thu nhập, Hồ sơ tài sản bảo đảm,…

Không trả nợ Bị nợ xấu, bị kiện ra tòa Bị nợ xấu, bị kiện ra toàn, bị xử lý tài sản
Lãi suất Cao vì không cần tài sản thế chấp Lãi suất vay thế chấp thấp và giảm dần do có tài sản đảm bảo
Thời hạn vay Thường ngắn hơn thế chấp Có thể kéo dài lên đến 25 năm tùy mục đích vay

 

3. Cách tính lãi suất vay ngân hàng chính xác nhất

Hiện nay có 2 cách tính lãi suất vay ngân hàng được áp dụng phổ biến nhất, đó là:

 

Công thức tính theo gốc lãi trả đều hằng tháng (hay còn gọi là trả góp)

Lãi suất hằng tháng = (Lãi suất hằng năm/12) x Số dư nợ

Trong đó:

 

Công thức tính lãi theo dư nợ giảm dần (hay còn gọi là phương pháp Anh)

Lãi suất hằng tháng = (Số tiền vay / số tháng vay) x (số dư nợ x lãi suất hằng tháng)

Trong đó:

 

4. Chọn thời hạn vay ngân hàng như thế nào thì được lợi nhất?

Thời hạn vay ngân hàng là khoảng thời gian từ lúc ký kết hợp đồng vay đến khi trả hết nợ. Thời hạn vay dài hay ngắn sẽ tùy thuộc vào mục đích vay, khả năng tài chính, tài sản đảm bảo,…

Với thời hạn vay ngắn, số tiền gốc sẽ được rút giảm đi nhiều sau mỗi đợt trả nợ.,Theo đó, số tiền lãi phải trả ở kỳ sau sẽ thấp hơn nhiều so với kỳ trước đó.. Tuy nhiên số tiền gốc và lãi bạn cần phải trả hằng tháng sẽ khá cao. Bạn cần phải cân nhắc tính toán để  không bị áp lực trả nợ lớn, tránh việc mất cân bằng, giảm chất lượng cuộc sống cá nhân.

Với thời hạn vay dài, mức tiền bạn cần phải trả hằng tháng giảm đi rất nhiều. Bạn sẽ thoải mái hơn trong chi tiêu cá nhân và có nhiều lựa chọn  về mức lãi suất cố định ưu đãi từ ngân hàng. Tuy nhiên mức lãi suất bạn cần phải trả về lâu dài có thể sẽ cao hơn so với khoản vay có thời hạn ngắn.

Exit mobile version